Kết quả chiến cục Chiến_cục_năm_1972_tại_Việt_Nam

Hình thế chiến trường Đông Dương năm 1973

Kết quả chiến cục năm 1972 cho thấy những thiệt hại khủng khiếp mà chiến tranh đã gây ra tại Việt Nam. Riêng lượng bom Mỹ ném xuống Việt Nam trong năm 1972 đã lớn bằng lượng bom đã ném trong 3 năm 1969-1971. Vì vậy phía Việt Nam Cộng hòa gọi nó là "mùa hè đỏ lửa" để chỉ sự khốc liệt của chiến trường trong năm này. Không những thế, cuộc chiến còn để lại nhiều di chứng cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết hết, nhất là đối với người Việt mất tích (kể cả phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và phía VNCH).

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, lục quân Hoa Kỳ là chủ lực trên chiến trường và cuộc chiến gần như được "truyền hình tại chỗ" nên những thiệt hại của lục quân và lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ đã gây ra phản ứng rất mạnh từ dư luận Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, những thiệt hại của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Namc cũng gây ra sự phản đối chiến tranh mạnh mẽ của dư luận thế giới. Nhưng đến Cuộc tổng tấn công năm 1972 thì người Mỹ chỉ còn giữa vai trò yểm hộ từ phía sau và trên không bằng hỏa lực, tổn thất về người của Mỹ không lớn nên nó không làm dư luận Hoa Kỳ và thế giới quan tâm nhiều như năm 1968. Vào đầu năm 1972, người ta hướng sang Paris, Moskva, Bắc Kinh nhiều hơn nhìn sang Nam Việt Nam. Chính vì vậy mà quyết định ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam của tổng thống Nixon hồi tháng 5 không gây sự chú ý lớn; nhưng đến tháng 12 nó đã trở thành nguyên nhân tạo ra một chuỗi phản ứng dữ dội hơn bất cứ thời kỳ nào trước đó. Và hành động ấy đã làm cho thế giới đột ngột nhìn người Mỹ bằng một con mắt khác, kể cả việc người Mỹ có thể rút ra khỏi cuộc chiến trong danh dự hay không.

Vì vậy, thế mạnh trên mặt trận quân sự của Hoa Kỳ biến thành thế yếu về ngoại giao và điều này hoàn toàn mâu thuẫn với đòi hỏi của Việt Nam Cộng hoà. Trước khi rút ra khỏi cuộc chiến, Hoa Kỳ muốn lập lại thế cân bằng quân sự ở chiến trường miền Nam để QLVNCH đủ sức đương đầu với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Muốn làm được việc đó Hoa Kỳ phải dùng biện pháp quân sự (ít nhất là bằng không quân và hải quân). Còn QLVNCH thì vẫn không thể tự mình tác chiến có hiệu quả nếu không được hỏa lực của Hoa Kỳ yểm trợ. Kết quả của Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam đã không giải quyết được mâu thuẫn này.

Dù sao thì kết quả Chiến cục năm 1972 đã tạo ra một bước ngoặt rất lớn cho Chiến tranh Việt Nam. Trước hết, nó dẫn các bên tạm thời rời khỏi chiến trường để ký kết với nhau tại Paris bản hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Tiếp theo, người Mỹ có thể yên tâm vì đã ra khỏi cuộc chiến (ít nhất là về xung đột quân sự), con em Mỹ được trở về nhà. Cuối cùng, nó tạo ra một tình thế ở miền Nam phù hợp với các nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết của Hiến chương Liên Hợp Quốc: vấn đề thống nhất hay không thống nhất Việt Nam do người Việt Nam tự quyết định.

Thế yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và "lối thoát danh dự" của Hoa Kỳ

Xét về hình thức, QLVNCH có cơ sở để tuyên bố chiến thắng, tuy nhiên chỉ là mặt cơ bản chiến thuật còn về chiến lược họ đã thua. Họ đã giữ được "phần đất" An Lộc (thực tế An Lộc bị vây lỏng), chiếm lại được thị xã và Thành cổ Quảng Trị, làm tiêu hao nặng một số sư đoàn chủ lực của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ở các vị trí trên tuyến phòng thủ phía Tây Quảng Trị, họ còn đẩy lùi được Quân Giải phóng miền Nam về tuyến xuất phát (Đường mòn Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, xét tổng thể chiến trường thì trong chiến cục năm 1972, QLVNCH đã để mất một diện tích khoảng 15-20% lãnh thổ và mất kiểm soát hơn 1,5 triệu dân, không kể những vùng "xôi đậu" do cả 2 bên kiểm soát.

Nếu như sau năm 1968, họ đã đẩy bật được nhiều đơn vị Quân giải phóng miền Nam Việt NamĐông Nam Bộ sang đất Campuchia và Lào thì đến hết chiến cuộc năm 1972, các đơn vị này đã quay lại các căn cứ "mới" và vây lỏng QLVNCH. Nếu như sau năm 1971, mặc dù bị thất trận ở Nam Lào nhưng QLVNCH vẫn kiểm soát 90% tỉnh Quảng Trị; năm 1972 rơi vào "bẫy" kéo dài thời gian của Quân Giải phóng, và lại thua đau ở chiến lũy bờ biển Quảng Trị đầu năm 1973; họ chỉ còn kiểm soát được một nửa phía nam tỉnh này. Phía Bắc Kon Tum đã hình thành một căn cứ bàn đạp (Đắc Tô - Tân Cảnh) rất có lợi cho Quân Giải phóng. Nhiều khu giải phóng ở cấp quận và xã đã xuất hiện ở vùng ven biển miền Trung và Đồng Bằng Nam Bộ, những nơi được coi là tương đối yên tĩnh trước năm 1972.

Nhìn chung, cái mà phía QLVNCH cho là chiến thắng thì thực chất là chỉ việc làm chậm bước tiến của Quân Giải phóng và là một thất bại về chiến lược. Điều đó giải thích tại sau sau Hiệp định Paris, Nguyễn Văn Thiệu liên tục thực hiện các biện pháp quân sự (các kế hoạch Lý Thường Kiệt) để "tái chiếm lãnh thổ" - một sự vi phạm Hiệp định Paris, nhằm cố chiếm lấy những bàn đạp tấn công của đối phương.

Mặc dù trong cuộc duyệt binh mừng chiến thắng Lam Sơn 72 tổ chức tại Sài Gòn hồi tháng 9, Nguyễn Văn Thiệu có tuyên bố chiến thắng đi nữa thì chính bản thân ông ta cũng tự thấy rằng, "chiến thắng" mà QLVNCH tự tuyên bố thực ra không phải chỉ do QLVNCH tạo ra, nó không thể có nếu không có hỏa lực dữ dội từ trên không bằng máy bay B-52 của Không lực Hoa Kỳ và những khoản viện trợ quân sự to lớn. Ông ta từng nói: "Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!" [34] Và 33 năm sau, ông ta cũng vẫn nói: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi được Hoa Kỳ bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng mãnh liệt khi Cộng sản thực sự vi phạm lệnh ngưng bắn"[35].

Không những thế, Chiến cục năm 1972 đã làm tiêu hao nặng nề những đội quân tinh nhuệ, được huấn luyện kỹ càng và có trình độ tác chiến khá cao của QLVNCH: sư đoàn dù, sư đoàn thủy quân lục chiến, sư đoàn 1 bộ binh, 9/16 liên đoàn biệt động quân, liên đoàn Biệt-Cách-dù... Đây là lỗ hổng quá lớn mà viện trợ vũ khí, máy bay, xe tăng, pháo, súng đạn của Hoa Kỳ không thể bù đắp được. Mặc dù nhiều sĩ quan cấp tá và cấp tướng của QLVNCH tỏ ra dày dạn trận mạc hơn sau năm 1972 nhưng số quân tuyển mới sau này để bổ sung có đông hơn không thể sánh được với số quân thiện chiến đã mất.

Xét trên góc độ chiến lược toàn cầu thì năm 1972 cũng có thể coi là một năm thành công đối với Hoa Kỳ. Trước hết, họ đã đạt được phần lớn mục tiêu làm cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiệt quệ khi ra khỏi chiến tranh, ít nhất là về tiềm lực kinh tế-quốc phòng. Hoa Kỳ cũng đạt được mục tiêu rút ra khỏi cuộc chiến mà không bị mang tiếng là "tháo chạy"; có cơ hội để củng cố lại đất nước để đối phó với chạy đua vũ trang chiến lược của Liên Xô; đã đặt được quan hệ hợp tác với Trung Quốc để lập lại thế cân bằng chiến lược ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng như hình thành liên minh Mỹ-Trung chống Liên Xô và cản trở quá trình tái thống nhất của Việt Nam; tù binh Mỹ được trao trả, gánh nặng ngân sách chiến tranh hàng vài chục tỷ đô la hàng năm được cất bỏ. Nếu xét ở riêng chiến trường Việt Nam thì Mỹ đã thua khi không thể đạt được mục tiêu của mình là buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chấp nhận bản Hiệp định theo ý đồ của mình. Đồng thời, để rút khỏi cuộc chiến, họ cũng đã bỏ rơi luôn chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia chiến lược Hoa Kỳ thì cái giá để rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam không hề rẻ. Sau khi rút đi, quân đội phải để lại cho QLVNCH số tài sản quân sự trị giá hơn 3 tỷ đô la. Không kể số máy bay bị bắn rơi, số phi công bị chết hoặc bị bắt trong năm 1972 thì chi phí cho các cuộc ném bom trong 8 tháng cuối cùng cũng lên đến con số vài tỷ đô la. Không những thế, cần phải có món viện trợ quân sự khẩn cấp đến 2,6 tỷ đô la: trước hết để bù đắp nhanh chóng thiệt hại về tài sản quá lớn, và nhằm làm cho QLVNCH trở thành quân đội mạnh nhất Đông Nam Á về trang bị kỹ thuật. Không quân Việt Nam Cộng hòa cũng đứng thứ tư thế giới về không quân (chỉ sau Hoa Kỳ, Liên XôVương quốc Anh). Mặt khác, uy tín quân sự của Hoa Kỳ cũng giảm sút do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nước đầu tiên trên thế giới (và cho đến nay là duy nhất) hạ được hàng chục pháo đài bay B-52, một trong bộ ba vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ, thậm chí họ còn hạ bằng những vũ khí lạc hậu như tên lửa S-75 mà radar của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa đủ tốt để bắt được B52.

Những mục tiêu đạt được và chưa đạt được của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Quân Giải phóng cũng đạt được những kết quả có thể coi là thắng lợi lớn nhất của họ từ trước đến nay. Sau năm 1968, họ bị quân đội Hoa Kỳ và QLVNCH chiếm mất nhiều hậu cứ quan trọng ở Tây Nguyên, Tây Trị Thiên và đặc biệt ở Đông Nam Bộ, chỉ còn lại một vài khu giải phóng nhỏ lẻ ở những vùng xa xôi thì đến đầu năm 1973, các sư đoàn chủ lực của họ đã đứng chân vững chắc trên cả ba vùng chiến lược Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, quan trọng ở phía Bắc Quảng Trị - chiến trường sinh tử đối với QLVNCH. Đây là những địa bàn có tính chiến lược. Đặc biệt, với những chiến thắng quân sự của mình, họ đã loại bỏ được Quân đội Hoa Kỳ khỏi chiến trường Việt Nam, từ đó khiến cán cân lực lượng dần trở nên có lợi cho Quân Giải phóng. Song song với đó là những thắng lợi về chính trị. Đã có quốc gia thuộc khối Tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

So với mục tiêu ban đầu, Quân Giải phóng đã không đạt được hoàn toàn những ý đồ chiến lược mà họ đã chủ động đề ra:

  • Tại Trị Thiên Huế: Bộ Tư lệnh B5 chỉ đạt được hai trong ba mục tiêu (2 mục tiêu đã đạt: kiểm soát Đông Hà và cảng Cửa Việt); vào giai đoạn cuối của chiến cục, họ không giữ được Thành cổ Quảng Trị. Thiệt hại về sinh mạng lên đến trên 15.000 người chết, hàng vạn người khác bị thương. Tuy nhiên, họ đã giành được thắng lợi về chính trị và chiến lược khi kéo dài Hội nghị Paris tới thời điểm buộc Mỹ phải nhượng bộ.
  • Tại Tây Nguyên: Bộ Tư lệnh B3 chỉ đạt được mục tiêu thứ nhất (kiểm soát Đắc Tô-Tân Cảnh), không đạt được mục tiêu chiếm toàn bộ Kon Tum mà chỉ vây lỏng và kiểm soát các vị trí chiến lược. Sau khi gây được sức ép, Quân Giải phóng duy trì Kon Tum ở ngưỡng giằng co với lợi thế đang nghiêng về phía họ. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh khu V lại bù đắp được bằng việc có được ba huyện quan trọng ở Bắc Bình Định và giữ được nó đến khi có ngừng bắn.
  • Tại Đông Nam Bộ: Bộ Tư lệnh B2 chỉ đạt được nhiệm vụ thứ nhất (giải phóng Lộc Ninh), phải chuyển hướng nhiệm vụ thứ hai sang bao vây cô lập An Lộc. Dù sao họ đã giải phóng được phần lãnh thổ rộng lớn của Tây Ninh và Bình Long, lấy đó làm bàn đạp vững chắc để đứng chân các sư đoàn chủ lực. Đặc biệt, các trận đánh tại Khu VIII (chiến trường phối hợp) sau đã mở ra được một vùng giải phóng cắm sâu vào địa bàn phía Bắc Vùng chiến thuật IV của QLVNCH, ngay sát phía Nam Sài Gòn, hình thành một hướng uy hiếp mới đối với Biệt khu thủ đô của VNCH.
  • Tại các vùng nông thôn Trung Bộ: Do phải điều quân chủ lực tới các vùng trọng yếu, thế kiểm soát tại nhiều vùng nông thôn của QLVNCH bị suy yếu. Du kích quân Giải phóng đẩy mạnh hoạt động, phá nhiều Ấp chiến lược, thu hẹp vùng kiểm soát của QLVNCH tại nông thôn. Do có được vùng giải phóng an toàn hơn, lực lượng vũ trang tại chỗ Quân khu 5 giai đoạn trước chịu nhiều hy sinh mất mát, hiện đã có điều kiện củng cố và bổ sung khí tài. Chiến trường phối hợp Bắc Bình Định thu được nhiều thành công nhất dù chỉ là chiến trường phụ. Đó là thành quả của sư đoàn 3 Sao Vàng sau nhiều năm "nằm gai nếm mật" ở vùng tranh chấp.
  • Tại mặt trận đất đối không trên miền Bắc Việt Nam, QĐNDVN đã có một thắng lợi mà cả thế giới cũng như phía Hoa Kỳ không thể phủ nhận. Ngay cả khi chỉ xét kết quả do phía Hoa Kỳ công bố thì bình quân số máy bay Mỹ bị các lực lượng phòng không Việt Nam bắn rơi, bắn hỏng năm 1972 cũng xấp xỉ bình quân 4 năm chiến tranh phá hoại thời Johnson (1965-1968). Cho đến thời điểm 1972 và hiện nay, chỉ có QĐNDVN (một quân đội có trang bị vũ khí không phải là hiện đại) đạt được kết quả bắn rơi nhiều pháo đài bay B-52 của Không lực Hoa Kỳ.

Tóm tắt gọn: QĐNDVN chịu đựng tổn thất lớn để tạo sức ép về quân sự, vô hiệu hóa QLVNCH, buộc Mỹ phải chọn phương án ra "tối hậu thư" dùng không quân hòng đè bẹp Hà Nội, mọi kết quả dồn về chiến dịch Linebacker II và trận này mang tính quyết định cho chiến cục. Cộng tất cả các thiệt hại, Hoa Kỳ đã tổn thất quá nhiều về chi phí quân sự - quốc phòng. Nếu xét về khía cạnh quân sự thuần túy, chiến cục chưa đến mức làm cho Việt Nam Cộng hoà phải lung lay. Nhưng những chiến quả đó đã được thể hiện tại Hội nghị Paris và đi đến việc ký kết bản Hiệp định Paris 1973, chấm dứt sự hiện diện chính thức về quân sự của Hoa Kỳ. Cho dù QLVNCH được Hoa Kỳ tăng cường viện trợ đến mức cao nhất, được hàng ngàn cố vấn quân sự Mỹ tiếp tục hỗ trợ nhưng cũng không bao giờ có thể lấp được lỗ hổng mà Mỹ để lại khi rút hàng loạt quân viễn chinh về nước.

Ba kết quả chính trị quan trọng nhất mà phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòaChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam đạt được là:

Điều này được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòaChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam coi là một thắng lợi kinh điển về tiến hành chiến tranh phối hợp giữa các hoạt động: quân sự, chính trị, ngoại giao chứ không đơn thuần chỉ là thành quả về quân sự.

Theo đánh giá của chính giới phương Tây, sau một năm xung đột và đàm phán, các bên đều đạt được điều mình muốn: Hoa Kỳ đưa được tù binh trở về và ra khỏi cuộc chiến trong danh dự-nhưng đây chỉ là mục tiêu tối thiểu của Hoa Kỳ, các mục tiêu lớn hơn, Hoa Kỳ không đạt được; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam được Hoa Kỳ cam kết và thực hiện đúng cam kết việc rút quân hoàn toàn khỏi miền Nam, chấm dứt các hành động quân sự chống VNDCCH-Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam; Việt Nam Cộng hoà giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; Chính phủ Cộng hòa Miền nam Việt Nam có được địa vị chính trị hợp pháp. Các bên cam kết tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước (nhưng tới năm 1976, Tổng tuyển cử mới được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức do phía Việt Nam Cộng hòa vi phạm Hiệp định). Mỗi bên đều được một cái gì đó nhưng không ai được tất cả mọi thứ.[36]

Theo phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòaChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam, do diễn biến quốc tế có những bất lợi cho họ nên họ mở chiến cục cần phải đúng thời điểm và chủ động kết thúc chiến cục kịp thời, nếu kéo dài hơn sẽ bất lợi (trừ cuộc chiến phòng không cuối tháng 12 năm 1972 do Hoa Kỳ chủ động tấn công). Việt Nam Dân chủ Cộng hòaChính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt Nam đều hiểu rằng "Hoa Kỳ đã chịu nhượng bộ về chính trị", họ còn đòi loại bỏ Nguyễn Văn Thiệu, lập chính phủ ba thành phần - đây là điều cả Hoa KỳNguyễn Văn Thiệu sẽ không thể chấp nhận. Điều quan trọng là với kết quả tổng hợp của Chiến cục năm 1972, tương quan lực lượng quân sự, chính trị và ngoại giao ở miền Nam Việt Nam đã thay đổi cơ bản; QLVNCH yếu hơn khi không còn hỏa lực Hoa Kỳ yểm trợ; và khi Hoa Kỳ đã rút ra thì khả năng quay lại là rất thấp[37]. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã không quay lại Việt Nam về quân sự trong các Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của Quân Giải phóng dẫn đến sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa. Quân Giải phóng đạt được những mục tiêu mà năm 1972 họ chưa thực hiện được.